Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Xác nhận
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về
  • Liên hệ với chúng tôi

4 sai phầm phổ biến của cha mẹ khi dạy con về tài chính

Những bài học về tài chính mà cha mẹ dạy con khi còn nhỏ sẽ là hành trang vững chắc để con yêu tự tin bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, có 4 sai lầm phổ biến cha mẹ nên cân nhắc khi dạy con về vấn đề này.

1. Đợi khi con lớn mới dạy con về tài chính

Nhiều cha mẹ thường cho rằng con còn nhỏ, kiến thức về tài chính sẽ dần hình thành khi con lớn lên. Tuy nhiên, những kiến thức về tài chính thường không có hoặc rất ít được nói đến trong chương trình giảng dạy ở trường, nếu cha mẹ không dạy con về tài chính, con sẽ tự học hoặc học từ người khác. Khi đó, con có thể hiểu sai về tài chính đó là một thiệt thòi của con.

Từ câu nói của con trai 3 tuổi "Chỉ cần đến ngân hàng và bố mẹ sẽ được cho tiền", Jayne Pearl - Một chuyên gia tài chính, đồng tác giả của cuốn sách "Kids, Wealth and Consequences" cho rằng cha mẹ nên giải thích cho con về tiền bạc ngay từ sớm để con có những hiểu biết có cách ứng xử đúng đắn với tiền bạc.

Đồng tình với quan điểm trên, chị Trần Lê Linh, cán bộ dự án "Giáo dục tài chính cho học sinh trong trường học" của Trung tâm tài chính vi mô và phát triển cho rằng "Nên hướng dẫn con cách sử dụng tiền càng sớm càng tốt vì sẽ sớm hình thành thói quen tiêu tiền cho trẻ. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình gặp khó khăn về tiền bạc. Con cái cũng cần hiểu nỗi vất vả của cha mẹ. Khi hiểu được giá trị của đồng tiền, con sẽ biết trân trọng sức lao động, biết cách chi tiêu tiết kiệm. Sau này cố gắng kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Việc này cũng giúp các em sau này có tính tự lập, lao động mưu sinh chứ không dựa dẫm vào cha mẹ. Đồng thời biết cách tránh xa việc vay nợ, cầm cố dẫn đến bị xiết nợ…”

Mặt khác, theo nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho thấy trẻ em có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản về tiền trong giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi. Lên 7 tuổi , thói quen tài chính của trẻ bắt đầu hình thành. Vì vậy, cha mẹ có thể giáo dục cho về tài chính ngay từ khi còn còn nhỏ để con hiểu được giá trị của đồng tiền, đồng thời dần hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm và hợp lý

2. Không đối thoại với con về tiền bạc

“Bố mẹ kiếm được bao nhiêu tiền?” đó là một câu mà hầu như các bậc phụ huynh đều né tránh không muốn trả lời. Tiền bạc trở thành vấn đề nhạy cảm mà cha mẹ rất ít khi trao đổi cùng con. Chuyên gia về tài chính cá nhân và tác giả của cuốn sách "Giúp con trở thành thiên tài tài chính (dù bạn không giỏi)" Beth Kobliner chia sẻ: "Một phần là bố mẹ lo họ không đủ hiểu biết để nói với con về tài chính, mặt khác họ sợ để lộ điểm yếu của chính mình về vấn đề này”.

Tuy nhiên, Jayne Pearl cho rằng cha mẹ nên thẳng thắn đối thoại với con về tiền bạc để con nắm được kiến thức cũng như biết cách quản lý tài chính trong tương lai. Khi Jayne Pearl nhận được câu hỏi này của cậu con trai 8 tuổi, bà thật sự bất ngờ nhưng vẫn giải đáp cho con, nhưng bà không đưa ra con số cụ thể.

Bà tập trung nói về việc bà đã dùng số tiền đó vào các khoản chi tiêu hàng ngày, số tiền còn lại bà sẽ chuyển vào ngân hàng để tiết kiệm tiền hoặc dùng để chi trả cho những vấn đề phát sinh. Jayne Pearl nói: "Tôi biết nếu nói tôi có thể kiếm được 1.000 đô một năm thì chắc chắn nó sẽ nghĩ gia đình mình giàu có. Một đứa nhóc 8 tuổi thì không thể nào biết cách tham chiếu để biết đó là nhiều hay đủ?". Đồng thời, bà cũng không quên nhắc con không nên chia sẻ điều này với người khác vì đó là thông tin riêng tư trong gia đình.

Cha mẹ đừng ngần ngại đối thoại với con về vấn đề tiền bạc, chỉ cần tìm cách khéo léo để giúp con hiểu ra rằng, tiền bạc không tự nhiên mà có, tất cả đều phải do lao động chăm chỉ mới có được nên phải chi tiêu hợp lý, tiết kiệm.

3. “Thuê” con làm việc nhà

Nhiều gia đình lấy tiền như một phần thường để khích lệ trẻ làm việc nhà. Tuy nhiên việc trao đổi này lại có nhiều ý kiến trái chiều. Có cha mẹ cho rằng, số tiền được treo thưởng sẽ giúp con cố gắng hết sức để hoàn thành các công việc đó. Một số phụ huynh lại nghĩ làm như vậy là gián tiếp làm “hư” con.

Các chuyên gia nói gì?

Theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất việc giáo dục các con làm việc nhà là vô cùng cần thiết, tuy nhiên việc cha mẹ khuyến khích con bằng cách cho tiền là một sự nhầm lẫn: “Việc cho tiền con để làm việc nhà vô tình bố mẹ đã làm hư các con là làm bất kỳ việc gì cho bản thân, cho gia đình đều phải có tiền mới làm, không có tiền thì sẽ không làm. Từ đó, trẻ sinh ra tính xấu không chịu phục vụ bản thân, gia đình những công việc vừa sức".

Nhà tâm lý học tại Đại học bang Arizona- Suniya Luthar đặt câu hỏi đáng suy ngẫm: "Bạn thấy việc trả cho trẻ một đồng xu mỗi lần nhặt quần áo mà nó vứt vương vãi ra sàn có tác dụng lâu dài hay không? Bạn có nợ bản thân khoản tiền nào khi tự dọn dẹp thứ mình bày bừa?".

Heather Beth Johnson - Nhà xã hội học tại Đại học Lehigh, người nghiên cứu về bất bình đẳng giàu nghèo cho rằng khi cha mẹ trả tiền cho con để làm những công việc thuộc về trách nhiệm của mình, con sẽ cảm thấy công việc đó mang tính đổi chác, phải có tiền con mới làm việc. Heather Beth Johnson chia sẻ: "Đây là vấn đề không xảy ra ở các gia đình nghèo. Họ sẽ không nói với con những câu như: Nếu con trông em thì mẹ sẽ trả tiền. Họ khiến trẻ biết rằng trách nhiệm của trẻ là trông em, vì em cần được coi sóc".

Cha mẹ nên cân nhắc về việc “thuê” con làm việc nhà vì phương pháp tưởng chừng như hiệu quả đó có thể gián tiếp giúp con hình thành thói quen xấu. Thay vào đó, hãy định hướng cho trẻ sau này thành người sống có trách nhiệm, phần thưởng là để khích lệ chứ không phải dùng để đánh đổi.

4. Chiều theo các nhu cầu của con

Khi cho con cùng đi mua sắm, không ít lần cha mẹ gặp phải tình huống con đòi mua rất nhiều món đồ mà mình thích. Nếu bạn chiều theo các mong muốn đó của con sẽ vô tình giúp con hình thành thói quen chi tiêu theo cảm xúc, không biết cách phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Hãy nói để con hiểu rằng, con không thể có tiền để mua hết mọi thứ mà con muốn nên phải ưu tiên mua những đồ dùng cần thiết trước.

Chị Phan Hồ Điệp - mẹ của “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có bài chia sẻ về các phương pháp cần thiết giúp phụ huynh dạy con của họ cách quản lý tài chính hiệu quả. Theo chị: “Khi cùng con đi siêu thị, có thể lên danh sách những thứ CẦN và những thứ MUỐN. Và tất nhiên, hãy chọn những thứ CẦN trước đã, số tiền còn lại sẽ cân nhắc để mua hoặc không mua những thứ MUỐN (ví dụ một món đồ chơi của con).

Sẽ có nhiều cách khác mà các bạn sẽ nghĩ ra. Tuy nhiên phải nói thực, đây là việc rất khó. Vì trẻ con hiện nay bị tác động bởi nhiều thứ liên quan đến vật chất. Chúng sẽ mong muốn có nhiều đồ chơi khi còn nhỏ và khi lớn lên là quần áo, phụ kiện, điện thoại, xe… Và "thế hệ thú cưng" ra đời với việc chi tiêu không cần phải nghĩ”.

Cha mẹ là người thầy quan trọng nhất giúp con hiểu về giá trị của đồng tiền và cách sử dụng tiền sao cho hợp lý. Thay vì né tránh vấn đề này, cha mẹ hãy trang bị đầy đủ kiến thức để hạn chế những sai sót khi dạy con những bài học về tài chính đầu tiên trong cuộc đời.

Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn bảo hiểm miễn phí!

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết