Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang tiết kiệm tiền sai cách

Trong cuốn “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki có viết: “Hầu hết mọi người không nhận ra rằng, trong cuộc sống, không quan trọng là bạn làm ra nhiều tiền như thế nào, mà là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền”. Điều này giúp chúng ta nhận ra kiếm được tiền đã khó, việc sử dụng số tiền đó ra sao để đạt được mục tiêu tài chính còn khó hơn. Nếu vẫn còn giữ 5 thói quen dưới đây, bạn vẫn chưa tiết kiệm đủ tiền cho tương lai.

1. Thu nhập bao nhiêu tiêu bấy nhiêu

Michael Kites (một nhà lập kế hoạch tài chính, bình luận viên, diễn giả, blogger và nhà giáo dục người Mỹ) chia sẻ: "Nhiều người hay có suy nghĩ: Kiếm được nhiều tiền thì tội gì không chi tiêu nhiều. Đó chính là suy nghĩ sai lầm cần điều chỉnh, bởi một khi lạm chi quá số tiền kiếm được thì chẳng còn gì để tiết kiệm nữa".

Việc chi tiêu quá khoản thu nhập của mình là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người hiện nay. Nguyên nhân có thể do nhiều người không kiểm soát được chi tiêu cá nhân và không có phương pháp tiết kiệm hợp lý.

Chị Ngân Hà (25 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ: "Thu nhập của mình là 15 triệu/tháng, ngoài các chi tiêu thiết yếu mỗi tháng mình dành khoảng 4 triệu để mua sắm quần áo, mua mỹ phẩm 1 triệu, đi ăn với bạn bè khoảng 2 triệu, tháng nào đi du lịch sẽ mất thêm 3 triệu nữa. Dù được đánh giá là mức thu nhập khá nhưng hàng tháng tôi chỉ để lại được 1 - 2 triệu”.

Còn trường hợp của Anh Quang Minh (27 tuổi, kỹ sư), vì quá đam mê với các món đồ công nghệ, anh sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để mua điện thoại, đồng hồ, máy tính, “Tôi có niềm đam mê với iPhone, mỗi lần hãng ra phiên bản mới tôi sẽ mua ngay”. Khi nhắc đến vấn đề tiết kiệm, anh Minh cười bảo: “Tôi chưa nghĩ đến việc tiết kiệm, bởi bây giờ có quá nhiều thứ phải chi tiêu”.

Vậy giải pháp là gì?

Bạn chỉ có một trong hai lựa chọn để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình: Kiếm tiền nhiều hơn hoặc chi tiêu ít hơn. Nếu bạn lựa chọn phương án thứ nhất, hãy trau dồi chuyên môn, kỹ năng để thương lượng với công ty về mức lương thưởng hoặc lựa chọn một công việc khác có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, cũng đừng quên tìm cách kiếm thêm những nguồn thu nhập khác ngoài công việc chính. Theo ông Phạm Ngọc Anh (CEO – ASK Training JSC) cho biết: “Nếu bạn muốn tạo ra một số tiền lớn, bạn không thể hài lòng chỉ với một nguồn thu nhập duy nhất. Bạn sẽ không thể nào giàu lên được nếu không có nhiều nguồn thu nhập. Bạn thể kiếm thêm nó bằng cách đi làm ngoài giờ, cho thuê nhà, đầu tư trái phiếu, hoặc gửi tiền tiết kiệm…”.

Còn nếu bạn lựa chọn chiêu tiêu ít để tiết kiệm được nhiều hơn thì hãy cắt giảm các khoản chi tiêu lớn. Ông Phạm Ngọc Anh cũng cho rằng: “Trung bình đời người, chúng ta dành 70% thu nhập hằng năm cho 3 chi phí: Nhà cửa, đi lại và ăn uống. Do đó, nếu bạn có thể cắt giảm những loại chi phí này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền”.

2. Chờ đến khi nhiều tiền mới tiết kiệm

Theo Patrice C. Washington, tác giả cuốn sách Real Money Answers for Every Woman cho rằng: "Bạn không dễ thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của bản thân. Điều này không phải là việc kiếm được nhiều tiền hơn. Nó liên quan tới việc bạn nên có kỷ luật hơn trong việc quản lý tiền".

Nếu vẫn giữ tư tưởng “chờ đến khi nhiều tiền mới tiết kiệm” thì dự định tiết kiệm của bạn chỉ nằm trong kế hoạch mà khó có thể trở thành hiện thực. Không có thời điểm nào tốt nhất để bắt đầu cho mục tiêu tiết kiệm, vì vậy hãy bắt đầu ngay khi có thể. “Số phận ngày hôm nay là bạn kiếm được 300.000đ/1 ngày – nhưng số phận tương lai của bạn chính là bạn tiêu như thế nào của 300.000đ những ngày hôm sau đó.”, ông Phạm Ngọc Anh nói.

3. Thờ ơ với quỹ tiết kiệm cho hưu trí

Theo một nghiên cứu về Hưu trí và Sức khỏe của Đại học Michigan khảo sát 20.000 người trên khắp nước Mỹ cho biết, 56% người lao động từ 51 - 54 tuổi phải đối mặt với những cú sốc kinh tế như đình trệ thu nhập hoặc thất nghiệp trong ít nhất nửa năm. Thu nhập hộ gia đình trung bình của họ giảm khoảng 42%.

Những con số trên cho thấy nếu không có quỹ tiết kiệm hưu trí từ sớm, khi nghỉ hưu sẽ gặp phải khó khăn về tài chính. Tuổi trẻ chúng ta đã lao động chăm chỉ cũng chỉ mong tuổi già an nhàn. Nhưng nếu không có sự chuẩn bị quỹ tiết kiệm cho hưu trí thì lấy gì để đảm bảo khi về già bạn được nghỉ ngơi đúng nghĩa khi các chi phí sinh hoạt không ngừng tăng lên? Gary Burtless, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Brookings từng nói: "Một người có công việc thuận lợi đến 40 tuổi hay nghĩ: Đợi đến khi nào tài chính tốt nhất thì sẽ tiết kiệm hưu trí. Tuy nhiên, cái ngày tốt nhất đó sẽ chẳng bao giờ đến".

4. Để tiền “đóng băng”

Trong độ tuổi xây dựng sự nghiệp, bạn càng chú trọng đến việc đầu tư bao nhiêu thì càng dễ đạt được mục tiêu tài chính của mình. Nếu bạn chỉ giữ tiền mà không mang đầu tư thì số tiền bạn có được sau nhiều năm số tiền đó có thể bị mất giá bởi ảnh hưởng của lạm phát. Grant Sabatier – tác giả cuốn sách “Financial Freedom” đã làm cho số tiền của mình tăng từ 2,26 USD thành 1 triệu USD chỉ trong vòng 5 năm. Chia sẻ bí quyết giúp ông đạt được số tiền đó chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, Grant Sabatier nói rằng: “Một bí quyết quan trọng nhất anh sử dụng để xây dựng sự giàu có là ngày nào cũng đều đặn bỏ tiền vào tài khoản đầu tư…”. Tất nhiên, sự đầu tư nào cũng có rủi ro và bạn cần cân nhắc lĩnh vực đầu tư nào phù hợp với điều kiện tài chính, năng lực của bản thân.

5. Chưa lập quỹ dự phòng khẩn cấp

Tiết kiệm là việc làm cần thiết nhưng chỉ tiết kiệm thôi là chưa đủ. Trước các rủi ro, đặc biệt là rủi ro về sức khỏe, số tiền tiết kiệm không đủ để chi trả cho các chi phí y tế với những người có kinh tế chưa vững. Nếu chẳng may vướng phải bệnh tật hay tai nạn, số tiền tiết kiệm của các gia đình có thể "bốc hơi" trong chốc lát. Thậm chí không ít người phải bán tài sản, vay mượn thêm để đủ tiền chi trả viện phí. Vì vậy, việc tìm ra một giải pháp vẹn toàn vừa bảo vệ vừa tiết kiệm đang trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thị trường hiện nay, bảo hiểm nhân thọ là đơn cử tốt mà bạn có thể lựa chọn, khi đáp ứng được những nhu cầu như: Chăm sóc sức khỏe, bảo vệ trước các rủi ro, tạo quỹ tiết kiệm cho tương lai. Thay vì xem bảo hiểm nhân thọ như một chi phí, đã đến lúc chúng ta nên có sự nhìn nhận khác về sản phẩm ưu việt này, hãy xem đó là khoản đầu tư, một chỗ dựa vững chắc về tài chính cho mình và người thân trước các rủi ro trong cuộc sống.

Như vậy, dù kiếm được bao nhiêu tiền nhưng mỗi người cũng nên tập cho mình thói quen tiết kiệm để chuẩn bị cho các mục tiêu trong tương lai cũng như dự phòng tài chính trong các trường hợp khẩn cấp. Để nhanh chóng đạt được mục tiêu tiết kiệm, hãy thay đổi các suy nghĩ sai lầm về tiết kiệm, thiết lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện nó.

Xem thêm: Dịch vụ bảo lãnh viện phí của Manulife

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết