Quản lý tài chính thường không được xem là một chủ đề “lãng mạn” trong hôn nhân nhưng lại là tiền đề quan trọng để duy trì hạnh phúc gia đình.
Khi cả hai về chung một nhà, sẽ có sự khác biệt rõ rệt giữa ranh giới tự chủ về tài chính và việc san sẻ tài chính cho “nửa kia” của mình. Cuộc sống hôn nhân sẽ không thể chỉ có những “lời yêu” là đủ, bạn còn cần phải biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhằm gắn kết hạnh phúc gia đình dài lâu.
Những lời khuyên sau đây có thể trở nên hữu ích khi chia sẻ đến bạn 5 mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hiệu quả.
Việc này tốt nhất nên được thực hiện ngay khi cả bạn và “nửa kia” của mình đã có ý định tiến đến hôn nhân. Cả hai nên thẳng thắn trao đổi về quan điểm sử dụng tiền, các khoản nợ (nếu có), … Hãy trung thực vì điều này sẽ trở nên đặc biệt đúng khi nói về tiền bạc.
Các cặp đôi nên thảo luận sẽ quản lý tài chính gia đình theo phương pháp nào thì phù hợp. Điển hình như cả hai cùng trích ra một khoản tiền để trang trải các chi phí chung, còn mỗi người sẽ có quỹ cá nhân riêng hay sẽ dồn tất cả các thu nhập cho một người quản lý và người đó sẽ chịu trách nhiệm chi tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, dù là phương án nào thì cũng nên lắng nghe ý kiến của đối phương để cả hai có thể thống nhất phương án trên nguyên tắc bình đẳng và cùng sẻ chia.
Hãy cố gắng để câu chuyện tài chính trở thành một cuộc trò chuyện thú vị vì tiền bạc có thể là một chủ đề cần sự nghiêm túc, nhưng cả hai có thể “biến tấu”, thêm chút “gia vị” để biến vấn đề áp lực này thành một cuộc thảo luận vui vẻ.
Cả hai có thể cùng nhau đóng góp một phần thu nhập hàng tháng cho chi tiêu gia đình và tích lũy tương lai qua việc phân chia các khoản chi tiêu theo tỷ lệ % như phương pháp 6 chiếc lọ tài chính:
55% - Các khoản chi tiêu thiết yếu: Bao gồm việc chi trả tiền điện, Internet, tiền xăng, thức ăn, tiền thuê nhà (nếu có), ...
10% - Tiết kiệm: Là những chi tiêu thực hiện các mục tiêu hoặc dự định trong tương lai như mua nhà, mua xe, nuôi con, …
10% - Giáo dục: Gia tăng thêm kiến thức cho bản thân từ khóa học phát triển bản thân, nâng cao hiểu biết về chăm sóc con cái, …
10% - Hưởng thụ: Các chi phí phục vụ mục đích giải trí như nghỉ dưỡng, du lịch, những dịp kỷ niệm đặc biệt, …
10% - Tự do tài chính: Bao gồm các hoạt động tiết kiệm và đầu tư an toàn cho tương lai như mua bảo hiểm, gửi tiết kiệm, góp vốn đầu tư kinh doanh, …
5% còn lại dành cho các hoạt động dự phòng hoặc cho đi (từ thiện).
Mỗi gia đình sẽ có kế hoạch chi tiêu khác nhau và bạn có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ % sao cho phù hợp với khả năng của gia đình bạn. Ngoài ra, bạn cần phải xây dựng được mục tiêu tài chính cụ thể cho gia đình như việc mua nhà, mua xe, nuôi con và các dự định trong tương lai khác thì việc phân chia tỷ lệ % mới thật sự được cân đối.
Lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng là hãy tạo thói quen xem xét tình hình tài chính của gia đình định kì mỗi tháng nhằm đảm bảo luôn kiểm soát tốt ngân sách. Vì nếu nguồn thu nhập chung của gia đình thay đổi thì các khoản chi phí sinh hoạt cũng có thể thay đổi theo. Cho nên bạn cần phải đảm bảo rằng việc phân bổ chi tiêu là phù hợp và có thể linh hoạt điều chỉnh khi tình hình, chi phí hoặc thu nhập của gia đình bạn thay đổi.
Việc theo dõi chi tiêu cũng sẽ giúp bạn điều chỉnh kế hoạch kịp thời cho những trường hợp phát sinh trong việc mua sắm, giải trí, du lịch, … một cách quá tay.
Hãy xem xét việc xây dựng quỹ dự phòng là một ưu tiên hàng đầu vì số tiền này sẽ được sử dụng khi xảy ra các sự cố bất ngờ chẳng hạn như thất nghiệp, bệnh tật, sửa chữa nhà cửa hoặc cho các sự kiện khác xảy ra ngoài dự tính của gia đình bạn. Việc lập quỹ dự phòng sẽ không bao giờ là một hành động “thừa thải” vì nó sẽ giúp bạn chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, từ đó mang lại an tâm về tài chính và bảo vệ mối quan hệ vợ chồng khi sự cố xảy ra.
Bạn cũng có thể xây dựng quỹ dự phòng chung để kiểm soát rủi ro thông qua việc gửi tiết kiệm hoặc mua bảo hiểm nhân thọ.
Khi về chung một nhà, bước đầu tiên để lập kế hoạch tài chính hiệu quả là hãy dành thời gian nói chuyện với nhau. Thông thường, ngoài những câu chuyện về tài chính thì vấn đề sinh con luôn là câu hỏi ưu tiên được đặt ra. Chẳng hạn như “Nên sinh con vào năm thứ mấy sau khi kết hôn? Tiết kiệm bao nhiêu để nuôi con là đủ?”
Xuất phát từ mong muốn mang đến cho mẹ và bé những điều tốt đẹp nhất thì Manulife đã phát triển nên sản phẩm Bảo hiểm thai sản giúp mẹ bầu giải quyết những nỗi lo về tài chính, từ chi khám thai đến chi phí sinh con.
Và bà bầu hoàn toàn được quyền lựa chọn bệnh viện đẳng cấp quốc tế để hưởng trọn dịch vụ sinh mà không phải lo lắng về chi phí do được hỗ trợ lên đến 35 triệu theo từng gói sản phẩm. Đây là quyền lợi rất thiết thực cho các gia đình khi tham gia bảo hiểm vì không chỉ tích lũy tài chính mà còn chăm sóc sức khỏe với quyền lợi thai sản toàn diện.
Với những mẹo hữu ích về quản lý tài chính sau kết hôn từ Manulife hy vọng có thể giúp các cặp đôi trẻ tìm được lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì sự tôn trọng, bình đẳng và cùng nhau sẻ chia mới chính là “gia vị” cần có cho một cuộc hôn nhân lâu dài. Đừng quên đăng kí Bảo hiểm Manulife để an tâm tận hưởng hạnh phúc gia đình nhé!
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí