Thói quen tiết kiệm khó xây dựng và cũng khó duy trì. Nếu bạn đã cố gắng nhưng không duy trì được thói quen này hay tiết kiệm không hiệu quả thì hãy tham khảo 5 bước sau:
Nếu từ trước đến nay bạn chỉ tiết kiệm sau khi đã tiêu xài những gì mình muốn mà không có một mục tiêu nào rõ ràng thì có thể việc tiết kiệm của bạn vẫn chưa hiệu quả. Để tiết kiệm hiệu quả nhất, bạn cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng để có thể biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu một tháng. Mục tiêu tiết kiệm của bạn có thể là tiết kiệm 500 triệu để kinh doanh trong 1 năm tới hay tiết kiệm 5 tỷ để mua nhà trong 5 năm tới.
Khi đã có mục tiêu và biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu tiền trong một tháng, bạn cần ghi chép lại các khoản thu và chi hàng tháng của mình để cân đối và đạt được con số mình muốn. Bạn có thể ghi chép các nguồn thu cũng như khoản chi của mình trong sổ hay nhập thông tin chi tiêu một cách nhanh chóng trên các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân trên điện thoại.
Vào những tháng đầu năm, bạn sẽ cần ưu tiên dành tiền để đóng các khoản cần thiết như học phí cho con, những tháng cuối năm bạn lại cần dành tiền mua sắm cho gia đình đón năm mới. Khi đã xác định được ưu tiên trong tháng, bạn hãy cắt giảm những khoản khác để tiết kiệm. Khi ghi ra các khoản chi của mình, bạn có thể thấy mỗi tháng mình đều chi những khoản cố định như tiền điện nước, tiền học cho con, tiền ăn… chính là khoản tiền cần ưu tiên.
Dù đã có những ưu tiên của mình, bạn vẫn cần đặt giới hạn cho từng khoản chi. Bạn hãy đặt giới hạn số tiền mình có thể dùng để mua sắm, ăn uống, trả tiền điện nước… và tìm cách tiêu xài trong khoản cho phép. Bạn có thể tận dụng những phiếu giảm giá, ưu đãi và những đợt khuyến mãi mùa lễ. Hãy dùng tiền mặt thay vì quẹt thẻ khi mua sắm để tránh tiêu quá đà.
Đôi khi việc dành ra một khoản tiết kiệm rất dễ đi chệch hướng nếu bạn không tự động hóa quá trình này. Hiện nay các ngân hàng đã có dịch vụ tự động trích một khoản tiền trong tài khoản của bạn hàng tháng để gửi vào một tài khoản tiết kiệm khác. Ngày chuyển tiền và số tiền chuyển đều do bạn quyết định tùy vào ngày nhận lương và số lương của mình. Hãy sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính đơn giản trên điện thoại để tiết kiệm thời gian tổng kết chi tiêu & tiết kiệm hàng tháng.
Bạn cũng có thể mua các bảo hiểm tiết kiệm như bảo hiểm cho giáo dục hay bảo hiểm hưu trí. Khi mua bảo hiểm, bạn vừa có một khoản tiết kiệm cho việc học của con hay cho tuổi xế chiều của mình, vừa an tâm hơn về tương lai.
Việc tiết kiệm là nấc thang giúp bạn đạt được những gì mình mong muốn. Hãy duy trì thói quen tiết kiệm đúng cách để tài khoản của bạn ngày càng tăng lên nhé!
Xem thêm: Các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí