Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Xu hướng khai thác dòng tiền nhàn rỗi khi kinh tế bị suy giảm

Trong thời kỳ kinh tế bị suy giảm, tài chính chịu nhiều ảnh hưởng như hiện nay nên khai thác tiền nhàn rỗi như thế nào?

Thời điểm gần đây báo chí liên tục thông tin về tình hình sụt giảm của nền kinh tế Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng, kéo theo nhiều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mỗi người. Bà Kristalina Georgieva - Tổng Giám đốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo, nền kinh tế toàn cầu đang trở nên ảm đạm, trong năm 2020 có hơn 170 quốc gia sẽ phải chịu những thay đổi về mức sống. “Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng rất đặc biệt. Cuộc khủng hoảng không có ranh giới địa lý và triển vọng ảm đạm đối với người tiêu dùng tại các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển, mọi người đều bị tổn thương”, bà Georgieva nhấn mạnh. Vậy trong thời gian bất ổn này, nên làm gì?

Đầu tư cho sức khỏe

Theo nghiên cứu về chỉ số Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam, sức khỏe chính là mối quan tâm hàng đầu. Trong quý 4/2019, mối lo về sức khỏe của người Việt là 45%, tăng 1% so với quý 4 năm 2018 và giữ ở mức cao nhất trên toàn cầu.

Theo bà Louise Hawley, Giám đốc điều hành của Nielsen Việt Nam, dù các chỉ số này được khảo sát trước khi xảy khi những thay đổi lớn về kinh tế, nhưng có một sự thật hiển nhiên người Việt Nam lo ngại về sức khỏe và mong muốn có những hành động thiết thực để ngăn ngừa bệnh tật. Bởi vậy, đầu tư cho cho sức khỏe là lựa chọn phù hợp.

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra, sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an tới sức khỏe, Bộ Y tế cũng đã đưa ra các phương án phòng chống và đề nghị người dân tuân thủ. Bên cạnh việc tăng cường sức khỏe và thực hiện nghiêm túc các chỉ dẫn từ Bộ Y tế, hãy dùng số tiền nhàn rỗi để tìm kiếm một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, bảo vệ tài chính trước các rủi ro bệnh tật.

Trong tất cả các giải pháp tài chính, bảo hiểm nhân thọ là một đơn cử tốt khi đáp ứng được mục đích tiết kiệm, dự phòng rủi ro, giúp bạn vững vàng, tự tin hơn trong cuộc sống. Ngoài ra với quyền lợi chăm sóc sức khỏe, bạn sẽ không phải lo lắng về các chi phí y tế và an tâm điều trị bệnh tại những cơ sở y tế tốt nhất.

Hãy giữ tiền mặt

Hoạt động kinh tế chịu nhiều thiệt hại, các kênh đầu tư cũng khó có thể tạo ra lợi nhuận.

Từ sau tết Nguyên Đán, thị trường chứng khoán, bất động sản liên tục bị sụt giảm khiến các nhà đầu tư rất hoang mang...

Lãi suất gửi tiết kiệm tháng 3/2020 của các ngân hàng Thương mại Nhà nước giảm trung bình 0,1 điểm %/năm. Còn với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có vốn trên 5.000 tỷ đồng giảm 0,03 - 0,07 điểm %/năm, có vốn dưới 5.000 tỷ đồng giảm 0,01 điểm %/năm. Gửi tiết kiệm là giải pháp sinh lời được đánh giá là khá an toàn, nhưng thực tế cho thấy nó cũng có thể bị ảnh hưởng trước các biến động về kinh tế.

Các chuyên gia nói gì?

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho biết: “Nguyên tắc thị trường đang giai đoạn quan sát thì cứ giữ tiền để canh. Thời điểm này chưa xuống được tiền thì giữ tiền vẫn là ưu tiên số một”. Như vậy trong thời điểm này, bất kỳ sự đầu tư nào cần phải có sự tính toán hợp lý trước khi đưa ra quyết định.

Còn theo Ryan Marshall, chuyên gia hoạch định tài chính ở New Jersey cho rằng, việc đầu tư theo một chiến lược ổn định quan trọng hơn là việc cố gắng có một thỏa thuận trong thời kỳ hỗn loạn này.

Đồng tình với quan điểm nên giữ tiền vào thời điểm này, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới tại Mirae Asset Việt Nam, nhận định: “Hệ quả thật sự của ảnh hưởng tài chính sẽ đến khi có những kết quả sơ bộ trả về trong cuối tháng 2 này. Vì vậy tôi nghiêng về lựa chọn phòng thủ tại thời điểm này vì cẩn trọng với hiệu ứng vết dầu loang”.

Như vậy, theo kinh nghiệm của các chuyên gia, trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng và sụt giảm như hiện nay, tốt hơn hết nên tạm dừng đầu tư, thay vào đó là giữ tiền và chờ đợi thời điểm thích hợp.

Chờ đợi cơ hội

Cũng theo ông Huỳnh Minh Tuấn, nên chờ đợi thời cơ thích hợp để có chiến lược đầu tư lâu dài: “Hãy chờ đợi mọi thứ rõ ràng hơn như tín hiệu tạo đỉnh dịch ở các nước lớn còn lại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu hay lượng hóa các thiệt hại vào nền kinh tế toàn cầu và từng nhóm ngành. Lúc đó bức tranh định giá sẽ rõ ràng hơn và chiến lược đầu tư cũng sẽ được cụ thể hoá”.

Như vậy theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia, không nên đầu tư trong thời kỳ bất ổn. Hãy dành thời gian để đánh giá lại các mục tiêu của bản thân, tìm kiếm các giải pháp bảo vệ sức khỏe và tài chính trong thời kỳ khó khăn này.

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn bảo hiểm miễn phí!

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết