Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Xác nhận
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về
  • Liên hệ với chúng tôi

Làm gì khi không đủ tiền để thanh toán hóa đơn y tế

Một trong những tình huống mà nhiều người ngán ngẩm nhất là nhìn thấy những con số dài dằng dặc trong hóa đơn y tế. Tác động của việc phải chi trả một số tiền lớn có thể thực sự gây căng thẳng hoặc thậm chí suy sụp đối với cá nhân và gia đình.

Trên thực tế, có đến 20% số lượng người trong độ tuổi lao động đóng bảo hiểm vẫn gặp vấn đề về các chi phí phát sinh liên quan đến sức khỏe. Tình hình này nghiêm trọng hơn đối với người không tham gia bảo hiểm. Nếu chẳng may sau khi điều trị, bạn đã dùng hết tiền để dành và sử dụng bảo hiểm y tế mà vẫn không có đủ tiền chi trả cho hóa đơn y tế, bạn sẽ làm gì?

1. Kiểm tra kỹ hóa đơn y tế

Đầu tiên, khi nhận hóa đơn y tế, bạn nên kiểm tra lại bảng kê khai chi tiết trong hóa đơn có đúng không. Đôi khi có sự nhầm lẫn và có các chi phí không phải của bạn khiến chi phí điều trị tăng gấp đôi, gấp ba.

2. Nhờ sự giúp đỡ từ bệnh viện

Nếu hóa đơn y tế vượt ngoài khả năng chi trả, bạn có thể liên hệ bệnh viện hoặc nơi cung cấp dịch vụ y tế nhờ giúp đỡ. Trình bày với họ tình trạng của mình. Tùy quy định của bệnh viện, bạn sẽ được hỗ trợ tìm ra phương hướng chi trả hợp lý hoặc tham gia chương trình vay tiền ngân hàng trả nợ không lãi suất hoặc lãi suất thấp. Dĩ nhiên, bạn cũng cần phải chứng minh thu nhập của mình đủ điều kiện để tham gia chương trình và các giấy tờ liên quan khác.

3. Tìm sự giúp đỡ của người thân

Một lựa chọn khác khi rơi vào tình huống này là nhờ người thân giúp đỡ. Không người thân nào có điều kiện kinh tế tốt lại có thể làm ngơ hay không quan tâm đến nhu cầu cần được giúp đỡ của bạn. Vì vậy, bạn đừng ngại nhờ người thân cho mình vay tiền, miễn là sau đó bạn có kế hoạch trả nợ hợp lý.

4. Tìm đến các tổ chức từ thiện

Nếu trong gia đình không có người thân nào đủ khả năng để giúp đỡ bạn thì bạn hãy tìm đến các tổ chức từ thiện. Hiện nay, tại TP. HCM, có rất nhiều tổ chức từ thiện, ví dụ như Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. HCM (24 Nguyễn Thị Diệu, P. 6, Q. 3, TP. HCM), Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Nhơn Hòa (1041 Hồng Bàng, P. 12, Q. 6, TP. HCM)…

Để dự phòng cho những tình huống bất trắc xảy ra, ngay từ bây giờ, bạn hãy để dành một khoản tiền để gửi ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Có rất nhiều gói bảo hiểm liên quan đến sức khỏe ví dụ như Món quà sức khỏe, bảo hiểm trợ cấp y tế, bảo hiểm tử vong và thương tật do tai nạn, bảo hiểm thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, bảo hiểm bệnh lý nghiêm trọng… Bảo hiểm sẽ bảo vệ và đồng hành cùng bạn nếu chẳng may sự cố xảy ra.

Xem thêm: Thông tin dịch vụ và thẻ bảo lãnh viện phí | Manulife

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn bảo hiểm miễn phí!

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết