Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trong số 56,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới năm 2016 thì hơn 50% là do các căn bệnh hiểm nghèo gây ra. Bệnh hiểm nghèo sẽ làm xáo trộn cuộc sống chúng ta và ảnh hưởng đến những người thân yêu. Nếu không có 1 kế hoạch đề phòng cho rủi ro bệnh hiểm nghèo, chúng ta sẽ dễ dàng thua trận đầu tiên của cuộc chiến rất khó khăn này.
Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, việc quy định cụ thể và thống nhất về định nghĩa của bệnh hiểm nghèo là chưa thống nhất. Công tác xác định người mắc bệnh hiểm nghèo hay những bệnh nào là bệnh nguy hiểm đến tính mạng mới chỉ được quy định tại 1 số văn bản như:
"Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo."
Dưới đây là danh mục 42 bệnh hiệm nghèo được kèm theo nghị định 134/2016/NĐ-CP của nhà nước:
1. Ung thư
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu
3. Phẫu thuật động mạch vành
4. Phẫu thuật thay van tim
5. Phẫu thuật động mạch chủ
6. Đột quỵ
7. Hôn mê
8. Bệnh xơ cứng rải rác
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ
10. Bệnh Parkinson
11. Viêm màng não do vi khuẩn
12. Viêm não nặng
13. U não lành tính
14. Loạn dưỡng cơ
15. Bại hành tủy tiến triển
16. Teo cơ tiến triển
17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng
18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
19. Thiếu máu bất sản
20. Liệt 2 chi
21. Mù 2 mắt
22. Mất 2 chi
23. Mất thính lực
24. Mất khả năng phát âm
25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn
26. Suy thận
27. Bệnh nang tủy thận
28. Viêm tụy mãn tính tái phát
29. Suy gan
30. Bệnh lupus ban đỏ
31. Ghép cơ quan (Ghép tim, gan, thận) 42. Bại liệt
32. Bệnh lao phổi tiến triển
33. Bỏng nặng
34. Bệnh cơ tim
35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
36. Tăng áp lực động mạch phổi
37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
38. Chấn thương sọ não nặng
39. Bệnh chân voi
40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp
41. Ghép tủy
Đối với cá nhân không may mắc 1 trong các bệnh hiểm nghèo trên, sẽ được xét giảm thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Bộ Tài Chính (Công văn 6383/BTC-TCT).
Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo ra đời với mục tiêu chuẩn bị đầy đủ tài chính cho người mua trước những rủi ro bệnh tật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt cuộc đời.
Vậy các loại bệnh hiểm nghèo nào thường được các công ty bảo hiểm hỗ trợ chi trả chi phí điều trị, chăm sóc sức khỏe?
Các bệnh hiểm nghèo được chia ra các giai đoạn và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người 1 cách khác nhau. Do đó, bảo hiểm cho các bệnh hiểm nghèo cũng được phân ra nhiều giai đoạn nhằm mục đích tạo sự thuận tiện nhất cho người mua có sự lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính của bản thân.
Hãy tham khảo danh sách dưới đây cho các bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu đang được bảo hiểm Manulife Việt Nam bảo vệ:
1. Ung thư biểu mô tại chỗ
2. Phương pháp điều trị truyền cơ tim bằng tia Laser
3. Phẫu thuật tái cấu trúc đường mật
4. Thiếu máu bất sản có khả năng hồi phục
5. Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến yên thông qua đường xuyên xoang bướm hoặc đường mũi
6. Bệnh động mạch vành nhẹ
7. Phẫu thuật cắt bỏ một thận
8. Mù 01 (một) mắt
9. Chẩn đoán bệnh Sa sút trí tuệ bao gồm Bệnh Alzheimer
19. HIV mắc phải do bị tấn công hoặc do nghề nghiệp
20. Điếc cục bộ
21. Hôn mê kéo dài ít nhất 48 giờ
22. Phẫu thuật phình động mạch ở não
23. Viêm não do virus phục hồi hoàn toàn
24. Chấn thương đầu mặt cổ cần phẫu thuật phục hồi
25. Bệnh thần kinh ngoại biên
26. Phình động mạch chủ lớn không triệu chứng
27. Sốt bại liệt (giai đoạn sớm)