Đầu tư vào chứng khoán là một trong những cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền thông minh. Tuy nhiên, để việc đầu tư an toàn, hiệu quả, những nhà đầu tư mới phải biết cách xem bảng giá chứng khoán, đây là điều cơ bản và quan trọng nhất cần phải nắm cho người mới bắt đầu. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các thông số cũng như hướng dẫn cách đọc bảng giá sao cho chuẩn, hãy theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây.
Để dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, đầu tiên chúng ta sẽ đi vào cách đọc bảng chứng khoán, xem thêm các loại lệnh chứng khoán để nắm tình hình giao dịch.
Đầu tiên, mã chứng khoán được hiểu là một dãy các ký tự, thường là các chữ cái được sắp xếp dưới dạng liệt kê đại diện cho một loại chứng khoán cụ thể trên sàn giao dịch công khai.
Khi xem bảng giá chứng khoán thì cột “Mã CK” chính là danh sách các mã giao dịch tại sàn. Mỗi công ty sẽ có một mã riêng theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Thông thường, để nhà đầu tư dễ dàng nhận biết và giao dịch thì “Mã CK” là tên viết tắt của công ty bạn chọn đầu tư chứng khoán.
Cột “TC” dùng để thể hiện mức giá tham chiếu, hiển thị mức giá đóng gần nhất của phiên giao dịch trước. Thường được dùng làm cơ sở để xác định mức giá trần và mức giá sàn ở phiên giao dịch hiện tại cũng như từng sàn giao dịch khác nhau.
Tuy nhiên, có một chút khác biệt đối với sàn UPCOM thì mức giá tham chiếu sẽ được tính theo mức giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Do vậy, bạn nên cần lưu ý khi lựa chọn thực hiện giao dịch tại sàn này.
Cột “Trần” (Giá Trần – Màu tím) được hiểu là mức giá cao nhất, tối đa mà người đầu tư có thể mua tại sàn và mỗi sàn giao dịch sẽ có mức giá trần khác nhau.
Cụ thể:
Sàn |
Giá Trần tăng so với giá tham chiếu |
HOSE |
+7% |
HNX |
+10% |
UPCOM |
+15% |
Trái ngược với Cột “Trần”, Cột “Sàn” sẽ thể hiện giá mua hoặc bán thấp nhất ở trong ngày giao dịch. Tại sàn HOSE thì giá trần sẽ giảm -7% và chạm mức thấp nhất so với giá tham chiếu.
Cách tính giá sàn = giá tham chiếu (100% - biên độ giao động)
Ví dụ Tại sàn HOSE có mã chứng khoán A có mức giá tham chiếu 20.0 ( tức 20.000 đồng/ 1 cổ phiếu)
● Giá Trần = 20.0 + (7% *20.0) = 21.4
● Giá Sàn =20.0 - (7% *20.0) = 18.6
Tóm lại, nhà đầu tư được đặt lệnh giao dịch trong mức giá từ khoảng 18.600 - 21.400 đồng/ 1 cổ phiếu.
Đây là cột thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong một ngày và mỗi ngày sẽ có một tổng khối lượng riêng, luôn thay đổi. Dựa theo cột Tổng KL người đầu tư mới có thể dễ dàng tính thanh khoản của các loại cổ phiếu đã mua cũng như đánh giá tình hình giao dịch của thị trường chứng khoán.
Cột này sẽ thể hiện cho nhà đầu tư thấy 3 mức giá có thể đặt mua tốt nhất kèm với đó sẽ là khối lượng đặt mua tương ứng để nhà đầu tư tham khảo. Cụ thể như sau:
● Cột giá 1 - KL1: đây là cột mức giá đặt mua cao nhất, lệnh này thường được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch.
● Cột giá 2 - KL2: mức giá đặt mua cao nhì
● Cột giá 3 - KL3: mức giá đặt mua thấp nhất, xếp sau 2 lệnh đặt mua trên.
Tương tự như cột mua, cột “ Bên bán” sẽ thể hiện mức giá bán tốt nhất và khối lượng chào bán tương ứng. Cột giá 1 - KL1 sẽ được ưu tiên hàng đầu trong giao dịch. Tiếp đến mới là các cột giá 2, 3.
Thể hiện giá và khối lượng lệnh đã khớp trong các giao dịch mua hoặc bán. Nguyên tắc của cột khớp lệnh là giá mua khớp từ cao đến thấp và giá bán khớp từ thấp đến cao và lệnh sẽ khớp theo từng phiên giao dịch .
Ở cột giá, những nhà đầu tư mới cần nắm những thông tin cơ bản như sau: giá cao nhất, giá thấp nhất, giá TB.
Tại đó, giá cao nhất thể hiện mức giá khớp lệnh cao nhất, mức giá này thường được tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại, ngược lại thì giá thấp nhất thể hiện mức giá khớp lệnh thấp nhất tính từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Đây là cột biểu hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh, khi phiên giao dịch kết thúc mà số lượng cổ phiếu không được thực hiện thì cột dư mua/ dư bán sẽ biểu thị khối lượng cổ phiếu này.
Tùy theo tình hình biến động của thị trường mà phần lớn các mã cổ phiếu sẽ có những biến động tăng/ giảm khác nhau. Thông thường, thị trường ổn định, phát triển tốt xu hướng các mã cổ phiếu sẽ tăng hoặc ngược lại.
Đối với những nhà đầu tư khi tham gia vào chứng khoán, cần phải nắm bắt được thị trường. Để làm được điều này, bạn có thể đánh giá thị trường thông qua các chỉ số Index. Chỉ số Index được tính toán theo sự biến động tăng/ giảm giá của cổ phiếu, vốn hóa được cho vào rổ tính toán.
Đối với những người mới bắt đầu, trước tiên nên tìm hiểu và nắm kỹ các cột hiển thị trong giao dịch mua bán chứng khoán
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin bổ ích về cách đọc bảng giá chứng khoán giúp bạn có thêm động lực và sẵn sàng trở thành nhà đầu tư mới chọn lựa đúng quỹ đầu tư cổ phiếu, đầu tư sinh lời.
Xem thêm: Các quyền lợi của Hợp đồng bảo hiểm
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí