Nuôi con không phải là một việc đơn giản. Ngoài việc cha mẹ dành thời gian quan tâm, chăm sóc con thì chi phí nuôi con cũng là một bài toán khó với nhiều gia đình Việt.
Đầu tư cho con cái là khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận về mặt con số nhưng vẫn luôn được các cha mẹ quan tâm và đặt lên hàng đầu. Mỗi một gia đình có một cách đầu tư khác nhau tùy thuộc vào tình hình tài chính của mình. Tại Việt Nam, tất cả các bậc phụ huynh đều cho rằng, chi phí nuôi con là vô cùng tốn kém bởi bên cạnh đầu tư về mặt giáo dục, sức khỏe cũng là điều cần phải quan tâm.
Chị Thu Mai (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ thu nhập của gia đình cũng ở mức khá giả, hàng tháng anh chị phải mất một khoản không nhỏ để lo cho cho 3 con ăn học. Ngoài học văn hóa ở trường quốc tế với học phí khoảng 10 triệu đồng/tháng, anh chị còn tạo điều kiện cho cô con gái lớn học thêm tiếng anh, học đàn Piano. Cô con gái thứ hai hiện mới chỉ học thêm ngoại ngữ, vợ chồng chị cũng dự định khi con lớn hơn một chút cũng cho học thêm đàn hoặc học nhảy. Với cậu con trai út, anh chị cũng dành khoảng 10 triệu đồng để cho con đi học, ăn uống… Chị Mai khẳng định: “Nếu gia đình không có điều kiện thì đúng là chúng tôi không thể đáp ứng được mức chi phí cho việc nuôi con như hiện nay”.
Anh Nguyễn Đức Phúc, kỹ sư xây dựng ở Hà Nội cho biết, trong 5 năm đầu, mỗi tháng, vợ chồng anh chị dành khoảng 8 triệu cho con, trong đó khoảng 3 triệu cho ăn uống, 2 triệu cho các chi phí khác như quần áo, tã bỉm, đồ chơi, y tế và khoảng 3 triệu để thuê người chăm sóc, đưa đón con trong giai đoạn này. Anh chị có dự định cho con đi du học vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, đã chú trọng đầu tư cho con học tiếng anh, học các lớp kỹ năng sống với hy vọng con dễ dàng thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài.
Những trường hợp trên cho thấy, việc học tập của con hiện nay ngày càng đòi hỏi cha mẹ phải đầu tư nhiều hơn. Ngoài kiến thức học ở trường, con cần phải học thêm kỹ năng mềm cũng như trau dồi ngoại ngữ, tin học để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Theo số liệu thống kê của tờ báo Nhân Dân, so với năm học 2018 - 2019, học phí tăng mạnh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị với mức tăng 41,9%, ở nông thôn tăng 26,7% và ở các xã miền núi là 26,3%. Hơn nữa, ngày càng nhiều gia đình đầu tư cho con đi du học để con có cơ hội được tiếp xúc với môi trường giáo dục phát triển.
Theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục - Đào tạo) hiện có hơn 170.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Trong đó, có hơn 6.000 học tập theo chương trình học bổng của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến 96,5%. Trong một nghiên cứu Giá trị của giáo dục (Value of education) do HSBC thực hiện, ước tính chi phí du học của du học sinh Việt Nam khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Câu hỏi đặt ra là với chi phí đắt đỏ như vậy, cha mẹ cần chuẩn bị tài chính như thế nào để đáp ứng?
Kết quả nghiên cứu về giá trị của giáo dục do ngân hàng HSBC thực hiện vào năm 2017 cho thấy, 60% các bậc cha mẹ tham gia khảo sát chia sẻ họ sẵn sàng vay nợ để con cái được học đại học. Điều này giúp chúng ta hình dung ra rằng, cha mẹ sẵn sàng lựa chọn nhiều giải pháp khác nhau để đảm bảo con được tiếp cận với nền giáo dục tốt. Tuy nhiên, cách thức đi vay cho thấy một sự bị động và tức thời. Chúng ta đều biết, các khoản đầu tư cho con sẽ tăng dần theo từng giai đoạn phát triển, nếu cha mẹ không lên kế hoạch tiết kiệm cho con, ước mơ, hoài bão của con sẽ bị dang dở chỉ vì lý do tài chính. Cha mẹ rất dễ rơi vào trạng thái bị động trước các kế hoạch học tập cần những khoản tiền lớn như cho con đi du học.
Theo TS Trần Hà Kim Thanh (Giám đốc Điều hành Bella Group) chia sẻ, để chuẩn bị cho con đi du học, ngoài kiến thức học ở trường (trong đó ngoại ngữ là yếu tố then chốt), cha mẹ cần rèn luyện cho con các kỹ năng để có thể sống tự lập trong môi trường trường mới. Để làm được điều này, tích lũy tài chính là vô cùng quan trọng.
Tiến sĩ Kim Thanh khẳng định: “Du học không chỉ là câu chuyện của người giàu. Chỉ cần có một kế hoạch tài chính khoa học và tuân thủ tốt lộ trình của kế hoạch đó, chúng tôi chắc chắn bất kỳ gia đình nào cũng có thể đưa con em du học thành công”.
Vì vậy, cơ hội học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến cũng có thể được dành cho các con sống trong gia đình có thu nhập trung bình nếu ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đã có kế hoạch tài chính khoa học, hợp lý.
Hiện nay có rất nhiều kênh tài chính tiết kiệm cho con để cha mẹ có thể lựa chọn nhưng đơn cử tốt nhất là bảo hiểm giáo dục vì nó đáp ứng những mong muốn lớn nhất của cha mẹ dành cho con yêu như chăm sóc sức khỏe, bảo vệ con trước con rủi ro bất ngờ, đồng thời tiết kiệm tài chính cho chặng đường học vấn trong tương lai của con. Khi tham gia bảo hiểm giáo dục cho con, cha mẹ có thể chủ động lựa chọn cho con môi trường giáo dục tốt nhất, xóa tan nỗi ám ảnh học phí của con, đồng thời giúp cha mẹ dự phòng tài chính trước các rủi ro khôn lường trong cuộc sống. Hãy để bảo hiểm giáo dục đồng hành cùng bạn xây một tương lai tốt đẹp cho con ngay từ giai đoạn con yêu còn nằm trong bụng mẹ đến khi con trưởng thành.
Tương lai của con của con được xây đắp từ trách nhiệm, tình yêu thương và tầm nhìn của cha mẹ. Việc chuẩn bị tài chính để con có đủ điều kiện để thực hiện các dự định trong tương lai là điều rất cần thiết. Đừng để ước mơ của con bị dang dở vì sự đầu tư chưa trọn vẹn của cha mẹ.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí