Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Làm thế nào để chi tiêu hiệu quả trong giai đoạn “bình thường mới”?

Có thể nói năm 2021 là một năm khó khăn của nhiều người dân Việt Nam. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế bị tác động mạnh mẽ, trong số đó trực tiếp nhất phải kể đến thu nhập của nhiều người lao động bị giảm sút.

Vậy làm thế nào để có bài toán chi tiêu thông minh, hiệu quả trong giai đoạn bình thường mới, khắc phục hậu quả do dịch bệnh. Hãy cùng tích lũy kinh nghiệm với bài viết này nhé!

Các sai lầm cần tránh khi chi tiêu để có thể “sống chung với dịch”

 1. Mua tích trữ quá nhiều đồ dùng trong nhà

Một trong những sai lầm thường gặp khi chi tiêu trong mùa dịch là tích trữ quá nhiều đồ dùng trong nhà. Do tâm lý lo sợ, nhiều gia đình đổ dồn ra các siêu thị, chợ mua hàng đống đồ dùng khi vừa có tin bùng dịch trên địa bàn.

Chính vì tâm lý mua hàng khi chưa xác định rõ nhu cầu, chúng ta thường mua quá nhiều, mua những món hàng không cần thiết. Tâm lý chung là mua càng nhiều càng tốt, thấy món gì bỏ giỏ hàng món đó và hậu quả là chi tiêu quá lố.

Đặc biệt, việc trữ quá nhiều các sản phẩm lương thực như mì gói, nước ngọt là không cần thiết. Thực tế, nhiều gia đình vẫn còn mì gói ăn đến nhiều tháng sau khi tình hình ổn định hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên mua quá nhiều đồ tươi sống. Bởi vì với số lượng quá nhiều nhưng không có phương pháp bảo quản phù hợp, không đủ chỗ đựng trong tủ lạnh, thịt cá và rau củ dễ bị hư, thối. Thế là bạn vừa mất tiền vừa không có ăn được, rất lãng phí.

Trong giai đoạn bình thường mới, dịch bệnh đã được kiểm soát, hàng quán và siêu thi đã mở bán trở lại. Chính vì thế, bạn không có lý do gì phải tích trữ lương thực quá nhiều. Hãy có kế hoạch đi chợ theo tuần để kiểm soát chi tiêu dễ hơn nhé.

2. Rút hết tiền tiết kiệm

Một sai lầm trong chi tiêu mùa dịch nữa là rút hết tiền tiết kiệm, quy đổi ra tiền mặt. Với tâm lý lo sợ, không yên tâm khi không có tiền mặt, người dân thường rút tiền mặt khi nghe tin bùng dịch.

Tuy nhiên, vì không có kế hoạch chi tiết cộng với có nhiều tiền mặt khiến chúng ta chi tiêu không kiểm soát. Tới khi kịp nhìn lại, tiền đã vơi đi rất nhiều mà không biết chi tiêu ở đâu.

Ngày nay, với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán online, bạn không cần phải lo lắng về việc thanh toán tiền mặt. Cho nên, đừng vội rút tiền khi có các thông tin bùng. Hãy cẩn trọng, lên kế hoạch chi tiêu và rà soát chi phí hợp lý.

Vậy đâu là cách chi tiêu thông minh, hiệu quả để sống chung với dịch?

Bên cạnh những sai lầm cần tránh khi chi tiêu mùa dịch, giai đoạn bình thường mới,  mọi người nên xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể, rõ ràng. Bắt đầu bằng việc tính toán nhu cầu của bản thân, gia đình.Cách chi tiêu thông minh không chỉ giúp bạn ổn định cuộc sống trong giai đoạn bình thường mới, mà có khi còn là cơ hội để kiếm thêm tiền.

1.    Hạn chế những khoản chi không cần thiết

“Thắt lưng buộc bụng” luôn là giải pháp quản lý chi tiêu đầu tiên khi thu nhập bị giảm do ảnh hưởng dịch bệnh. Bạn có thể cắt những khoản chi không cần thiết như:

  • Di chuyển bằng xe ôm công nghệ: Công nhân viên đã được đi làm trở lại, nên nhu cầu di chuyển tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giúp tiết kiệm hơn nếu có nhu cầu di chuyển trong giai đoạn bình thường mới.
  • Mua sắm quần áo: Hạn chế mua sắm quần áo mới. Bạn có thể sử dụng và biến tấu những món đồ cũ trở nên mới mẻ, lạ mắt.

Ngoài ra, hãy tận dụng các chương trình sale, ưu đãi 10-10, Black Friday để bạn có thể mua những món quần áo mới với giá rẻ và tiết kiệm hơn.

2.    Tiết kiệm khi có thể

So sánh mức giá, lựa chọn sản phẩm nào có mức giá thấp nhất với chất lượng tương đương cũng là một cách tiết kiệm.

3.    Tìm giải pháp tạo ra nguồn thu nhập phụ

Nếu có thể, hãy cố gắng kiếm thêm những công việc part-time để thêm thu nhập. Vì không biết lúc nào, công ty của bạn sẽ bị ảnh hưởng do Covid-19 mà giảm lương, cắt lương.

Thời điểm “bình thường mới” nhiều công ty đang khôi phục hoạt động. Thuê cộng tác viên bên ngoài là giải pháp nhiều công ty hướng đến để tiết kiệm chi phí nhân sự. Và đây cũng chính là cơ hội để bạn tìm kiếm công việc làm thêm ngoài giờ.

4.    Xây dựng ngân sách dự phòng

Luôn có khoản tiền để dành, dự phòng cho những trường hợp phát sinh ngoài dự định như đau ốm.

 

5.    Nếu có thể hãy đầu tư

Đây là lúc dùng đến khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm... Hãy tìm hiểu về đầu tư để có một khoản thu nhập phụ. Nhiều người đã tận dụng thời điểm này để đầu tư và biến đó thành cơ hội phát triển cho bản thân.

6.    Đặt giới hạn cho từng khoản chi tiêu

Chia ra từng khoản chi tiêu như: tiền nhà, tiền ăn, tiền cho con cái, tiền điện nước… và đặt hạn mức cho từng khoản sẽ giúp bạn kiểm soát được chi tiêu. Nhờ vậy, sẽ không có những khoản lố tay.

Với những chia sẻ trên, hy vọng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để xây dựng bài toán chi tiêu thông minh, hiệu quả trong mùa dịch.

 

Xem thêm: Các quyền lợi của Hợp đồng bảo hiểm

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết